Xây dựng bãi rác thải nông thôn – một yêu cầu bức thiết
Vì chưa có người chuyên làm công việc thu gom, chưa có công nghệ xử lý rác đảm bảo vệ sinh nên người dân không ai muốn gia đình mình hay khu ruộng, khu vườn nhà mình ở gần bãi rác để phải gánh chịu hậu quả của sự ô nhiễm.
Có một số địa phương quy hoạch xây dựng bãi rác thải nông thôn ở xa khu dân cư thì lại xảy ra tình trạng có bãi đổ mà không có rác do không tổ chức được hoạt động thu gom, còn người dân lại ngại đi xa để đổ rác.
Ngay tại các thị trấn, thị tứ mặc dù chính quyền địa phương đã rất dày công trong việc vận động nhân dân thiết lập trật tự về môi trường nhưng vấn đề xử lý rác thải vẫn rất bức xúc và chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả.
Hiện nay, công tác tuyên truyền vận động để mọi người dân hiểu và ủng hộ cùng tham gia bảo vệ môi trường ở các địa phương còn nhiều hạn chế. Cấp uỷ, chính quyền nhiều địa phương chưa nhận thức đúng nhu cầu cấp bách của việc thu gom rác thải để kịp thời đề ra các chủ trương, quyết định về quy mô, hình thức tổ chức, mức đóng góp của nhân dân cho phù hợp.
Mục Lục Nội Dung
Xây dựng bãi rác thải nông thôn để tránh gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường
Nhiều địa phương chưa lựa chọn được mô hình phù hợp, chưa chỉ đạo chặt chẽ việc quy hoạch bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Chính vì vậy, rác thải ở nông thôn hiện nay hầu hết được chôn lấp trong khuôn viên gia đình và đổ thải tự do vào những khu đất trống, ao hồ, sông suối.
Bình Xuyên là một huyện có mật độ dân số tập trung khá cao. Trong công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế của huyện đang từng bước chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nông nghiệp, nông thôn cũng đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành trong toàn huyện.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường, nhưng thực tế tại các vùng nông thôn và các khu tập trung đông dân cư của huyện đã cho thấy, vấn đề rác thải trong sinh hoạt và sản xuất đang trở nên bức xúc. Huyện cũng mới chỉ thu gom được khoảng 20% lượng rác thải.
Vì không quy hoạch, xây dựng được bãi đổ rác tập trung nên nhiều khu vực trong các xã, thị trấn hình thành bãi rác bãi rác thải nông thôn tự phát gây ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường.
Xã Tân Phong huyện Bình Xuyên là địa phương có rất nhiều điểm đổ rác tự phát. Theo người dân ở đây cho biết không chỉ có rác của xã Tân Phong mà một số địa phương lân cận khác cũng mang rác đổ vào bãi rác lót màng HDPE của xã gây ô nhiễm và mất mỹ quan cho khu vực. Còn bãi rác của Thị trấn Hương Canh nằm ngay trên trục đường liên xã nối và khu công nghiệp Bình Xuyên.
Rác chỉ được đổ vào đó mà không có biện pháp xử lý nào. Đặc biệt với một thị trấn trung tâm của huyện mà diện tích bãi rác lót màng HDPE chỉ rộng vài trăm m2. Vì vậy rác tràn ra cả mặt đường. Sự ô nhiễm môi trường từ những bải rác thải này chính là hậu quả của sự chậm chễ trong công tác bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương.
Khác với 2 địa phương trên, thị trấn Thanh Lãng hiện nay đã quy hoạch và xây dựng được bãi rác lót màng HDPE tập trung và có hoạt động thu gom rác thải do HTX môi trường tư nhân Duy Tiến đảm nhiệm.
Đây là địa phương được tỉnh chọn xây dựng điểm mô hình thu gom và xử lý rác thải nông thôn. Trong năm 2007, thị trấn được tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xử lý rác làm phân vi sinh, máy nghiền rác, phương tiện thu gom rác. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục đầu tư đường điện vào khu bãi rác thải nông thôn để phục vụ việc sản xuất phân vi sinh từ rác.
Yêu cầu bức thiết hiện nay ” Xây dựng bãi rác nông thôn “
Tuy nhiên, do HTX mới được thành lập, kinh phí của địa phương còn hạn chế cho nên HTX chưa tổ chức được việc sản xuất phân vi sinh từ rác thải. Hiện tại rác thải của thị trấn vẫn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp thông thường, bãi rác lót màng HDPE chưa đảm bảo vệ sinh môi trường
Theo các nhà chuyên môn thì vị tríbãi rác lót màng HDPE phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và nên khuất gió.
Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp bãi rác lót màng HDPE cách xa nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải bãi rác thải nông thôn với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp.
Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác và phải có các biện pháp xử lý rác hợp vệ sinh. Đó là những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của một bãi đổ rác ở nông thôn. Tuy nhiên hiện nay hầu như không một bãi rác nào ở nông thôn của Vĩnh Phúc đảm bảo được yêu cầu đó.
Và thực tế các bãi rác tập trung ở nông thôn của tỉnh ta đang gây ô nhiếm môi trường cho khu vực xung quanh. Đây là một khó khăn cơ bản trong vấn đề tìm địa điểm và giải phóng mặt bằng cho bãi rác thải bãi rác lót màng HDPE
Huyện miền núi Tam Đảo đất rộng, dân số không phải là đông thế nhưng cho đến nay chưa có một địa phương nào xây dựng được bãi đổ rác tập trung.
Xã Hợp Châu là trung tâm của huyện cũng chưa quy hoạch được bãi đổ rác; xã Đại Đình – địa phương có diện tích trên 33.000 ha nhưng vẫn khó khăn trong việc tìm địa điểm xây dựng bãi đổ rác. Do vậy rác thải vẫn được người dân đổ tự do, gây ô nhiễm và làm xấu cảnh quan môi trường.
Có thể nói, công tác quy hoạch, xây dựng bãi đổ rác tập trung ở nông thôn là một việc làm rất khó khăn. Ngoài nguyên nhân vừa nêu còn phải nói đến trách nhiệm cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Ngoài ra, do thiếu kinh phí, do chất lượng của dịch vụ làm môi trường ở nông thôn chưa cao, cho nên chưa động viên, thu hút được nhân dân vào cuộc.
Xây dựng bãi rác thải nông thôn
Mặt khác, nhận thức của người dân ở nhiều địa phương còn hạn chế, họ cho rằng việc đảm bảo vệ sinh xử lý rác thải là trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Để từng bước khắc phục tình trạng rác thải nông thôn cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết là ưu tiên nơi có mật độ dân cư cao như thị trấn, thị tứ, các khu chợ, làng nghề. Đối với các nơi có địa bàn rộng, thoáng nên vận động, hướng dẫn nhân dân tự phân loại, xử lý rác thải, chất thải ngay tại gia đình.
Về lâu dài, mỗi xã, thị trấn cần xây dựng các bãi rác thải nông thôn tập trung, thành lập các đội chuyên làm vệ sinh môi trường, khuyến cáo nhân dân sử dụng một số chế phẩm sinh học trong xử lý rác thải theo quy trình có sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, dần khắc phục tình trạng chỗ nào cũng có thể thành bãi rác lót màng HDPE như đã từng thấy ở hầu hết các điạ phương.
Hiện nay, dịch vụ thu gom rác không thể vươn tới tận các làng quê được, đó là điều gần như hiển nhiên vì nhiều lý do: chi phí cao, giao thông khó khăn, dân cư sống không tập trung.
Mặt khác, người dân sống ở vùng nông thôn thường có thói quen tự xử lý rác bằng cách đốt, chôn hoặc “tự quy hoạch” các bãi rác lót màng HDPE ở chân cầu, lề đường, bờ sông…
Đặc biệt, ở những vùng có các làng nghề, nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển thì các bãi rác tự quy hoạch này đã và đang gây ra nhiều vấn đề nan giải cho việc bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy, việc quy hoạch bãi đổ rác tập trung và tổ chức dịch vụ thu gom xử lý đúng kỹ thuật là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn trong quá trình CNH- H ĐH. Nhất là hiện nay, Vĩnh Phúc đang tích cực đưa Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ đi vào cuộc sống thì vấn đề nêu trên lại càng khẩn thiết hơn bao giờ hết.
==========================================
CÔNG TY TNHH VẬT TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG
– Nhà máy sản xuất: Lô 3 – KCN Đại Kim – Bắc Ninh
– VPGD/Kho tại Hà Nội: số 97 phố Cầu Bây, Q.Long Biên, Hà Nội (cách chân cầu Thanh Trì, QL 5 cũ 200 mét)
– Kho chung chuyển tại TP.HCM: cuối đường Lê thị Riêng (Kho hàng Trọng Tấn) phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
– Giao hàng tận nơi tới các tỉnh thành khác trên toàn quốc
– Điện thoại: 024. 6680 8326 – 0986 607 004 – 0913 68 77 86
– Email: thanglongnhua@gmail.com
– Website: http://thanglongvnn.com