Điều kiện cơ bản để xây dựng ao ươm tôm sú giống lót màng HDPE
Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng), đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề về: môi trường mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,… là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm. Để có được nguồn tôm sú giống có chất lượng tốt, cần lưu ý một số vấn đề sau
– Theo kỹ thuật nuôi tôm sú chuyên nghiệp thì ao ươm tôm sú giống (hồ tôm sú lót màng HDPE) cần đặt xa khu công nghiệp, dân cư. Nguồn nước không bị ô nhiễm.
– Bố trí vị trí các khu vực xây dựng ao ươm tôm sú sản xuất phải hợp lý, riêng biệt: nhà nghỉ và làm việc của công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhà vệ sinh, phòng máy, khu tôm mẹ, khu ươm ấu trùng, hệ thống xử lý nước thải,…
Mục Lục Nội Dung
Bố trí vị trí các khu vực sản xuất phải hợp lý, riêng biệt
– Nhiệt độ: tôm có biên độ dao động nhiệt cao từ 14 – 35oC tôm có thể sống được. Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30oC. Nên lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cân bằng nhiệt độ cho ao nuôi. (hồ tôm sú lót màng HDPE)
– Độ mặn: tôm sú thích ứng rộng với độ mặn từ 0,2 – 40‰, thích hợp là 15 – 32‰, nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh là ở 10 – 1‰. Đối với ấu trùng ươm nuôi trong bể, thích hợp nhất từ 28 – 30‰ độ mặn.
– Độ pH: phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5 – 9. Khi môi trường sống của tôm có pH = 5, tôm chết sau 45 giờ, pH = 5,5 tôm chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống thấp thì tôm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ. pH trong bể ươm ấu trùng luôn nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5.
Các chất khí hòa tan cần có trong ao ươm tôm sú giống (hồ tôm sú lót màng HDPE)
– Oxy: theo kỹ thuật nuôi tôm thì tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3 – 11mg/lít do đó nên lắp đặt xây dựng ao ươm tôm sú để cung cấp đủ lượng oxy cho tôm.
– CO2: hàm lượng CO2 thích hợp là 10mg/lít.
– H2S: hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ươm ấu trùng thì hàm lượng H2S luôn bằng 0.
Hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là 0,03mg/lít
Tính thích ánh sáng và hướng quang của tôm sú giống
Đặc tính của tôm là thích ánh sáng yếu, mọi hoạt động như: giao vĩ, sinh sản, bắt mồi… đều diễn ra vào ban đêm, nhất là lúc chập choạng tối và gần sáng. Bên cạnh đó cần lắp đặt thêm xây dựng ao ươm tôm sú để cung cấp đủ lượng oxy cho tôm về đêm.
Tôm trưởng thành có thể nhận biết được tầng ánh sáng 1 lux cách xa từ 20 – 30m. Nhưng nếu nguồn sáng không ổn định tôm có thể bỏ ăn. Ánh sáng trong bể ươm không ổn định tôm có thể bỏ ăn. Ánh sáng trong bể ươm ấu trùng không cần thiết, chủ yếu là ánh sáng nhân tạo.
Đối với các nguồn nước biển có lượng phù sa nhiều, độ đục cao, có nhiều chất, hàm lượng kim loại nặng cao thì cần phải loại bỏ chúng trước khi đưa vào xử lý diệt trùng: Một số biện pháp xử lý nước phục vụ cho trại tôm giống |
Cơ chế lột xác của tôm sú giống
Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ 10 – 15% so với trước khi lột xác. Sự lột xác của tôm do một loại hormone ở cuống mắt quy định. Cuống mắt còn lại chứa các tế bào kết tủa ion Canxi và ion Photpho làm cho vỏ tôm cứng lại sau khi lột xác được 0,5 – 1 giờ. Các tế bào này hoạt động được dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Cuống mắt còn lại chứa các tế bào kết tủa ion Canxi và ion Photpho làm cho vỏ tôm cứng lại sau khi lột xác được 0,5 – 1 giờ