Kiểm soát và ước tính lượng thức ăn cho tôm thẻ
Nếu lượng thức ăn dư sẽ làm đáy ao mau dơ, tảo dễ bùng phát mạnh, tôm dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao. Đặc biệt là gây lãng phí thức ăn cũng như giảm lợi nhuận cho bà con nuôi tôm.
Nếu không đủ thức ăn, tôm sẽ chậm lớn, kích thước đàn tôm không đồng đều và đặc biệt là kéo dài thời gian nuôi.
Tôm thẻ có nhu cầu đạm thấp hơn tôm sú nhưng tôm thẻ lại là loài ăn liên tục nên kiểm soát lượng thức ăn là một trong những yếu tố giúp vụ nuôi thành công hơn.
Bảng 1: Cho ăn dựa vào trọng lượng tôm.
Trọng lượng tôm (g) | % |
2 | 9.5 |
3 | 5.8 |
5 | 5.3 |
7 | 4.1 |
10 | 3.3 |
12 | 3 |
15 | 2.6 |
20 | 2.1 |
25 | 1.5 |
30 | 1.3 |
Ngoài việc kết hợp Bảng cho ăn dựa vào trọng lượng tôm thì bà con nuôi tôm cũng cần kết hợp với việc kiểm soát thức ăn cho vào nhá để có thể điều chỉnh lượng thức ăn cụ thể và chính xác nhất vào từng thời điểm.
Bảng 2: Tính lượng thức ăn cho vào nhá
Trọng lượng (g) | Thức ăn (g/kg/ nhá) | Thời gian kiểm tra (tiếng) |
1.5 -4.0 | 1 | 2.5 |
5.0 – 8.0 | 2 | 2.5 |
9.0 – 16.0 | 3 | 2 |
17.0 – 22.0 | 4 | 2 |
23.0 – 33.0 | 5 | 1.5 |
Thức ăn cho vào nhá sẽ được kiểm tra sau 1,5 – 2,5 tiếng tùy vào từng giai đoạn nuôi. Việc kiểm tra nhá sau khi cho ăn cũng rất quan trọng, giúp bà con kiểm soát lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của tôm.
Bảng 3: Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua cách kiểm tra nhá cho ăn
Lượng thức ăn thừa (%) | Điều chỉnh lượng thức ăn cho vào nhá |
0% | Tăng 5% |
30% | Giữ nguyêzn |
60-70% | Giảm 5% |
90% | Giảm 10% |
100% | Giảm 30% |
Khi cho ăn, các tôm yếu thường ở lại trong nhá
Ngoài việc tính toán và kiểm soát lượng thức ăn thì việc cho tôm ăn thức ăn có hàm lượng đạm riêng ở từng giai đoạn nuôi cũng là một trong những yếu tố rất đáng quan tâm.
Bảng 4: Đạm tối thiểu dựa vào trọng lượng tôm
Trọng lượng (g) | % Đạm tối thiểu |
0.02 – 0.2 | 38% |
0.2 – 1.0 | 35% |
1.0 – 3.0 | 34% |
3.0 – 8.0 | 34% |
8.0 – 12.0 | 32% |
12.0 20.0 | 32% |
> 20.0 | 28% |
Tôm thẻ nên cho ăn 4 lần/ ngày được xem là hiệu quả nhất và thời gian cho ăn cụ thể căn cứ vào bảng bên dưới:
Bảng 5: Thời gian cho ăn
Số lần cho ăn | Thời gian cho ăn |
Lần 1 | 7:30 – 8:00 |
Lần 2 | 12:00 – 12:30 |
Lần 3 | 17:00 |
Lần 4 | 22:00 (30% lượng thức ăn cả ngày) |
Lượng thức ăn vào ban đêm cho tôm thẻ chiếm 30% tổng lượng thức ăn trong ngày vì tôm thẻ là loài hoạt động về đêm, nên cho ăn đủ vào ban đêm sẽ giúp tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng.
Trong trường hợp oxy hòa tan thấp, nên ngưng cho tôm ăn và chờ đến khi oxy hòa tan tăng cao rồi mới cho ăn.
Những lưu ý trong quản lý thức ăn:
-Lúc trời mưa lớn nên tránh cho ăn vì sẽ xảy ra hiện tượng dao động nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm.
-Khi ao xảy ra hiện tượng tảo tàn nên tránh cho tôm thẻ ăn do hàm lượng khí độc trong ao tăng cao. Những khí độc như ammonium/ nitrate (NH4, NO3) sẽ rất dễ gây stress và ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, gan tụy, khả năng bắt mồi.
-Trong suốt giai đoạn tôm lột xác nên giảm lượng thức ăn và bổ sung thêm khoáng.
-Ruột có màu đen: nghĩa là tôm chỉ ăn thức ăn tự nhiên có trong ao, do đó nên bổ sung thêm thức ăn cho tôm.
– Ruột màu nâu: là thức ăn đầy đủ.
Phân tôm có màu thức ăn – dấu hiệu tôm được cho ăn đầy đủ
==========================================
CÔNG TY TNHH VẬT TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG
– Nhà máy sản xuất: Lô 3 – KCN Đại Kim – Bắc Ninh
– VPGD/Kho tại Hà Nội: số 97 phố Cầu Bây, Q.Long Biên, Hà Nội (cách chân cầu Thanh Trì, QL 5 cũ 200 mét)
– Kho chung chuyển tại TP.HCM: cuối đường Lê thị Riêng (Kho hàng Trọng Tấn) phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
– Giao hàng tận nơi tới các tỉnh thành khác trên toàn quốc
– Điện thoại: 024. 6680 8326 – 0986 607 004 – 0913 68 77 86
– Email: thanglongnhua@gmail.com
– Website: http://thanglongvnn.com