Tham quan mô hình trang trại chăn nuôi heo cực kì chuyên nghiệp
Tham quan mô hình trang trại chăn nuôi heo cực kì chuyên nghiệp
Chăn nuôi chuyên nghiệp
Hiện tại đã có 8 mô hình trang trại tham gia dự án này và đều nằm trong HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong. Tại trang trại heo Gia Phát (huyện Củ Chi, TP HCM) của anh Trần Quốc Thắng, chúng tôi đã được tham quan để tận mắt chứng kiến đàn heo lớn lên đến 600 heo nái và 2.000 heo thịt được nuôi hoàn toàn trong chuồng lạnh.
Sau khi dạo một vòng, nhiều người trong đoàn nói vui: “Heo của anh Thắng còn sướng hơn… người vì cả “quãng đời” từ nhỏ đến lớn được chủ mở điều hòa mát rượi”.
Mặc dù đầu tư ban đầu khá lớn, nhưng do chăn nuôi chuyên nghiệp nên anh Thắng khẳng định hệ thống chuồng lạnh sinh lời rất lớn. Trung bình giảm được 5% chi phí nuôi (nhân công, thức ăn, thuốc thú y…) và tăng thêm 5% sản lượng thịt mỗi vụ.
Heo được nuôi trong phòng gắn điều hòa, uống nước lọc và thức ăn sạch
Trên đà phát triển này, năm 2011 anh Thắng bỏ ra 2,5 tỷ đồng để nhập 54 con heo nái chất lượng cao từ Mỹ và Canada về để nâng cao khả năng cung cấp giống cho trại và thị trường TP HCM.
Mỗi đầu heo trong trại của anh Thắng đều có mã số tai để quy định dấu hiệu nhận biết, sản phẩm con giống của mô hình trang trại xuất ra thị trường đều có thẻ tai nhựa được quy định bởi Chi cục Thú y làm cơ sở để truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm, anh Thắng khẳng định: Việc nâng cao ý thức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh xâm nhập là rất quan trọng.
Có những việc đơn giản mà trước đây trại không lưu ý như việc để cho phương tiện vận chuyển cám hoặc heo bên ngoài vào tận trong khu vực chăn nuôi; không có hố khử trùng, bố trí chuồng trại, đường đi nội bộ không hợp lý, đan xen nhau… thì giờ đã được khắc phục triệt để.
Việc xử lý chất thải, nước thải cũng được thực hiện tốt, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tận dụng khí biogas để chạy máy phát điện.
Đặc biệt, cuối năm 2011, thông qua dự án FAPQDC, anh Thắng đã nâng cấp hệ thống xử lý hệ thống chất thải hầm biogas rộng gần 500 m2 (cung cấp tới 30% điện năng cho toàn trang trại), xây dựng khu nhà tắm, nhà vệ sinh, xây dựng riêng phòng thay quần áo cho công nhân và khách tham quan, trang bị mới hệ thống bảo hộ lao động cho công nhân nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho khu trại.
Mục Lục Nội Dung
Tham quan mô hình trang trại chăn nuôi heo cực kì chuyên nghiệp
Anh Thắng cũng cho biết, để có thể giữ vững mô hình trang trại heo trước sự đe dọa của dịch bệnh, trại đã tiến hành xét nghiệm nghiêm túc tất cả các loại bệnh như LMLM, dịch tả heo, xảy thai truyền nhiễm, tai xanh để từ đó sử dụng vacxin phù hợp và hiệu quả nhất.
Đặc biệt, trại Gia Phát cũng như các thành viên trong HTX Tiên Phong đã chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho việc sử dụng kháng sinh và làm tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
Ngoài ra, vài tháng gần đây có thông tin một số hộ chăn nuôi dùng chất tạo nạc khiến giá heo sụt giảm, anh Thắng đã chủ động yêu cầu tất cả các công ty cung cấp TĂCN cho trại phải lấy mẫu đi xét nghiệm và gửi kết quả an toàn tuyệt đối với chất cấm thì mới nhập mua.
Chính vì thế, dù Chi cục Thú y TP HCM đã nhiều lần đột xuất lấy mẫu thức ăn, mẫu thịt khi HTX đưa heo về giết mổ tại các lò mổ, nhưng kết quả 100% không phát hiện có chất kích thích tăng trọng. Đây cũng là yếu tố giúp giá thịt heo của trại luôn cao hơn trung bình từ 4 – 5 triệu đồng/tấn và được các siêu thị, tập đoàn, công ty lớn đặt mua với số lượng lớn.
HTX kiểu mẫu
Cùng với trại Gia Phát, 7 mô hình trang trại nuôi khác nằm trong HTX Tiên Phong cũng được dự án hỗ trợ tích cực nhằm cải thiện hệ thống chuồng trại theo hướng khép kín, an toàn vệ sinh, quy trình quản lý nghiêm ngặt, con giống tốt, sạch bệnh, TĂCN đảm bảo chất lượng…
Hầm biogas khổng lồ, dài tới 80m tại trại Gia Phát cung cấp 30% điện năng cho toàn trại
Theo ông Nguyễn Hữu Chí – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong, HTX được thành lập vào năm 2007, là mô hình HTX kiểu mẫu tại TP HCM. Hiện HTX có 12 thành viên phân bổ tại nhiều xã của huyện Củ Chi như: An Phú, Phú Mỹ Hưng, Thái Mỹ, Nhuận Đức, Tân Thạnh Đông, Phước Vĩnh An… với quy mô sản xuất trong toàn HTX là 3.000 con heo nái sinh sản và trên 10.000 con heo thịt.
Hàng tháng HTX cung cấp cho thị trường bình quân 450 – 470 con heo thịt tương đương 45 – 47 tấn thịt. Đặc biệt, sau 4 năm (2007 – 2011) xây dựng vùng mô hình trang trại chăn nuôi, toàn bộ các trại thành viên của HTX như trại Chí Trung, Thống Nhất, Gia Phát, Võ Thanh Phong, Bến Nghé, Hồ Cẩm Liên, Lâm Xuân Lai, Bến Dược, Sinh học BioPig, Tiến Phát… đều được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Trong nhiều đợt dịch (đặc biệt là dịch tai xanh), HTX nhờ thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học nên đã vượt qua sóng gió một cách an toàn, cung cấp một lượng lớn thịt an toàn và giống chất lượng cao cho TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Dự án FAPQDC đã tổ chức các khóa đào tạo thanh, kiểm tra, lấy mẫu cho các cán bộ của Sở NN-PTNT, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS, cán bộ kỹ thuật của các trang trại…
Đồng thời hỗ trợ các trang trại tham gia hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, làm truyền thông, tờ rơi, panô, áp phích quảng bá sản phẩm.
Sau đó, tùy theo năng lực của từng mô hình trang trại thí điểm, dự án sẽ hỗ trợ để các trang trại được cấp giấy chứng nhận VietGap. Các cách thức đào tạo như trên do chuyên gia Canada chuyển giao, áp dụng theo kinh nghiệm và cách thức quản lý VSATTP tại Canada.
Tham quan mô hình trang trại chăn nuôi heo cực kì chuyên nghiệp
Mô hình chăn nuôi lợn kiểu Mỹ
Không chỉ riêng Bắc Carolina, ngành chăn nuôi lợn đã bùng nổ trong vài thập kỷ qua ở các bang Trung – Tây nước Mỹ./
Những thảm họa môi trường
Trong khi đó, các nhà khoa học vật lộn để tìm giải pháp cứu môi trường.
Ví dụ ở bang Iowa, đàn lợn đã tăng từ 15,3 triệu con năm 2000 lên 20,7 triệu con năm 2014.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tăng gấp đôi trong 10 năm qua lên mức hơn 2 triệu tấn/năm, chiếm 20% tổng sản lượng. Những khách hàng hàng đầu là Mexico, Nhật Bản và nổi lên gần đây nhất là Trung Quốc, nước có tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn trên đầu người lớn nhất thế giới, theo National Geographic.
So sánh qua lượng calo, người Mỹ tiêu thụ nhiều thịt hơn người Trung Quốc, tính theo đầu người, với mức 381 gram so với 254 gram. Nhưng tính theo lượng thịt, người Trung Quốc tiêu thụ nhiều hơn người Mỹ. Lý do là người Trung Quốc ăn nhiều thịt lợn hơn và đặc biệt thích lợn nhiều mỡ.
Trong vòng một thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc có nhiều bước phát triển và lượng thịt nước này tiêu thụ cũng tăng lên nhanh chóng. Lượng thịt bò tiêu thụ gần đây có tăng, nhưng tốc độ không cao lắm, chỉ ở mức 14 gram/ngày. Người Trung Quốc chủ yếu tiếp nhận 2/3 nhu cầu calo từ không chỉ từ thịt lợn mà còn từ mỡ lợn.
Nhu cầu thịt lợn Mỹ từ Trung Quốc đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong khi các nhà khoa học Mỹ đau đầu tìm cách xử lý các vấn đề môi trường.
Họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các chất hữu cơ gia tăng trong sông suối bắt nguồn từ những cánh đồng ở vùng Trung-Tây, nơi nông dân phun tưới chất thải từ trại lợn. Phân lợn giàu ni-tơ và phôtxpho, là những chất cần thiết cho cây trồng.
Nhưng khi có quá nhiều chất hữu cơ thẩm thấu vào nguồn nước, chúng có thể làm các loại tảo phát triển mạnh và giết chết tôm cá. Các nguồn nước còn bị nhiễm ký sinh trùng, virus, các loại hormone, dược chất, các vi khuẩn có khả năng chống chịu thuốc kháng sinh…
Chỉ trong vòng hai năm qua, tình trạng ô nhiễm lan ra các bang Iowa, Georgia và Illinois, bên cạnh Bắc Carolina.
Tham quan mô hình trang trại chăn nuôi heo cực kì chuyên nghiệp
Câu chuyện của người hàng xóm
Elsie Herring có một mảnh đất ở hạt Duplin, Bắc Carolina, vốn được ông nội bà, một nô lệ được giải phóng, mua lại từ cuối thế kỷ 19. Có 60 ngàn người sống ở hạt Duplin, nơi có đàn lợn áp đảo số người với tỷ lệ 39/1.
Trong những năm 1980, một nông dân chuyển đến cạnh nhà bà Herring mở trại nuôi lợn với hai khu chuồng, một hồ chứa chất thải lớn và đăng sau là một cánh đồng chuyên để “xử lý” chất thải. Cánh đồng này chỉ cách nhà bà vài bước chân.
Và từ đó, gia đình bà phải chịu đựng thứ mùi khủng khiếp. Nó len lỏi vào nhà ngay cả khi bà đóng hết các cửa. Bà dần mắc chứng ho và đau mắt.
“Rất khó chịu và bất tiện”, bà nói. “Thậm chí khi có bạn bè đến chơi, mọi người cũng không thể vui vẻ khi ăn uống trong lúc có ai đó chỉ cách đó vài bước chân cứ mang phân lợn ra mà rải khắp cánh đồng”.
Steve Wing, chuyên gia dịch tễ nói hoạt động chăn nuôi lợn sản sinh ra amoniac, methane-một loại khí nhà kính và hydro sulfua gây đau đầu và đau mắt. Trại lợn còn thải ra một số nội độc tố, chất gây dị ứng và ít nhất là hàng trăm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là nguyên nhân gây ra thứ mùi kinh khủng.
Trong một nghiên cứu bắt đầu năm 2003, Wing và các cộng sự lắp đặt các máy theo dõi mức độ ô nhiễm không khí để đo nồng độ hydro sulfua, nội độc tố ở khu dân cư phía đông bang Bắc Carolina, cách xa các trại chăn nuôi lợn khoảng 2,5 km. Họ đo các triệu chứng cơ thể cũng như huyết áp, chức năng phổi của 101 tình nguyện viên.
Các nhà khoa học nhận thấy, khi có thay đổi luồng gió, ô nhiễm không khí tăng lên thì các triệu chứng ngứa mắt, khó thở, buồn nôn, huyết áp tăng cũng phổ biến hơn.
Công nghệ cao
Chủ trại Tom Butler nói khi ông khởi sự công việc chăn nuôi lợn 20 năm trước, ông không hề biêt rằng công việc này có thể tác động đến môi trường lớn như thế.
Mấy ngày nay, trời nhiều mưa tại khu vực có mô hình trang trại của Butler, rộng hơn 52 hecta ở Lillington, North Carolina với 7.500 con lợn.
Khi quản lý trang trại Dave Hull mở cánh cửa một trong 10 khu chuồng của trang trại, hàng trăm con lợn chen chúc nhau đứng lên bắt đầu bản hòa tấu lộn xộn và chói tai.
Hull chỉ vào những tấm nan dưới sàn, nói khi lợn thải phân, chất thải sẽ theo đó được nước xối thẳng tới khoang xử lý có sức chứa gần 4 triệu lít, nơi vi khuẩn phân hủy chúng trong vòng 21 ngày, sản sinh ra khí methane.
Khí ga đi vào các ống nhỏ tới một tòa nhà đặt máy phát. Khí được đốt để tạo ra điện và được bán tới các hợp tác xã trong vùng. Phần chất thải còn lại được dẫn bằng đường ống tới hai hồ chứa lớn. Khác với những hồ chứa chất thải trong vùng, hai hồ này được che phủ bằng nylon.
Kết quả là trang trại của Butler ít có mùi khó chịu hơn nhiều so với các trang trại khác. Mưa xuống cũng không gây ô nhiễm các vùng lân cận. Còn hệ thống phát điện của trang trại sản sinh lượng điện năng đủ cấp cho 90 cái tủ lạnh.
Tham quan mô hình trang trại chăn nuôi heo cực kì chuyên nghiệp
Vấn đề duy nhất của hệ thống, theo lời Butler, là tiền phải chi ra: hơn 1 triệu USD (hơn 20 tỷ đồng).\
Tuy nhiên, chính quyền tài trợ 3/4 chi phí, phần còn lại Butler phải bỏ tiền túi. Ông hy vọng đến năm 2022 sẽ thu hồi toàn bộ chí phí.
“Nhiều người nghĩ điều này là điên rồ, và tới nay họ vẫn đúng”, Butler nói.
Khắp nước Mỹ, chỉ 29 trại lợn sử dụng hệ thống như nhà Butler.
Mike Williams, Giám đốc Trung tâm Xử lý chất thải gia súc, gia cầm thuộc Đại học bang Bắc Carolina cho rằng, các giải pháp mô hình trang trại công nghệ như ở trang trại của Butler có thể giải quyết vấn đề môi trường nhưng chỉ khi chi phí cho các công nghệ đó giảm xuống bằng hoặc thấp hơn cách làm hiện hành (thải ra hồ, rải lên cánh đồng). “Tôi tin là sẽ có ngày đó”, Williams nói.
Quý khách có nhu cầu về màng chống thấm HDPE – Ống nhựa uPVC, vui long liên hệ với chúng tôi
==========================================
CÔNG TY TNHH VẬT TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG
– Nhà máy sản xuất: Lô 3 – KCN Đại Kim – Bắc Ninh
– VPGD/Kho tại Hà Nội: số 97 phố Cầu Bây, Q.Long Biên, Hà Nội (cách chân cầu Thanh Trì, QL 5 cũ 200 mét)
– Kho chung chuyển tại TP.HCM: cuối đường Lê thị Riêng (Kho hàng Trọng Tấn) phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
– Giao hàng tận nơi tới các tỉnh thành khác trên toàn quốc
– Điện thoại: 024. 6680 8326 – 0986 607 004 – 0913 68 77 86
– Email: thanglongnhua@gmail.com
– Website: http://thanglongvnn.com